Từ A-Z 10 Cách Bảo Quản Thực Phẩm Trong Tủ Lạnh Đúng Cách
Những chia sẻ ở bài viết này, sẽ giúp gia đình bạn thêm cách bảo quản thực phẩm tốt hơn, để giữ thức ăn trong tủ lạnh sao cho an toàn mà vẫn giữ được đầy đủ chất dinh dưỡng.
Bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh sao cho đúng cách với thời gian lâu nhất, đang là nỗi lo ngại của nhiều chị em nội trợ. Hiểu được điều đó, Đại Đồng Tiến sẽ chia sẻ cho bạn tất tần tật từ A đến Z 10 cách bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh đúng cách.
1. Phân loại thực phẩm trước khi cho vào tủ lạnh
Đối với thực phẩm tươi sống như thịt, cá:
- Khi mua thực phẩm tươi sống đừng vội bỏ vào tủ lạnh mà hãy rửa sạch thực phẩm và để ráo. Sau đó chia thịt, cá ra từng loại túi zip hoặc hộp nhựa đựng thực phẩm, tránh trường hợp bỏ chung và rã đông một lúc quá nhiều thịt, cá.
- Cuối cùng, bạn có thể đặt vào ngăn mát tủ lạnh (từ 2 - 4 độ C) với thời gian sử dụng từ 3 - 5 ngày, hoặc ngăn đông tủ lạnh (khoảng -18 độ C) với thời gian bảo quản lên đến 3 tháng, thậm chí đến 12 tháng nhưng càng sử dụng sớm càng tốt bạn nhé!
Đối với các loại rau củ:
- Bạn không nên rửa rau củ trước khi bỏ vào tủ lạnh, thay vì đó hãy loại bỏ đi rau sâu hoặc úa vàng, rồi bảo quản trong túi zip hoặc hộp nhựa, nhưng phải có lỗ thoát hơi.
- Lưu ý hãy để ráo rau củ trước khi bỏ vào tủ nhé!
Đối với các loại trái cây:
Khi bảo quản trái cây, bạn nên phân loại 2 nhóm: nhóm trái cây nguyên trái (còn vỏ) và nhóm trái cây đã cắt thái (đã gọt vỏ):
- Với nhóm trái cây nguyên trái: Bạn có thể loại bỏ những phần cuống bị hư hoặc những quả bị úng, héo (như nho, nhãn, vải,…). Sau đó, có thể dùng khăn khô sạch để lau chùi bề mặt của quả và cho vào túi zip có lỗ thoát khí, rồi đặt vào ngăn mát tủ lạnh từ 3 - 5 độ C.
- Với nhóm trái cây đã cắt thái: Bạn nên bảo quản trong hộp đựng thực phẩm và đặt vào ngăn mát tủ lạnh cũng với nhiệt độ tối ưu từ 3 - 5 độ C, sử dụng càng sớm càng tốt với thời gian bảo quản từ 1 - 2 ngày.
Đối với thực phẩm đã được nấu chín:
- Với thực phẩm đã được nấu chín, bạn nên để nguội tầm 2 tiếng sau đó hãy cho vào hộp nhựa bảo quản ở nhiệt độ từ 2 - 4 độ C bên trong ngăn mát tủ lạnh.
2. Đóng gói thực phẩm đúng cách
Như cách hướng dẫn trên, bạn hãy chọn lựa cho mình những vật dụng phù hợp để có thể bảo quản thực phẩm ở trạng thái tốt nhất.
Ví dụ như lựa chọn những chiếc hộp nhựa đựng thực phẩm rõ nguồn gốc, nguyên liệu nhựa chính phẩm và chịu được nhiệt độ trong tủ lạnh mà không tiết ra chất độc hại.
3. Không để tủ lạnh bị quá tải
Mỗi chiếc tủ lạnh đều có mỗi dung tích riêng, bạn nên cân nhắc để lượng thức ăn sao cho phù hợp với dung tích tủ lạnh. Để tránh trường hợp quá tải, tủ sẽ không đủ nhiệt độ để làm lạnh thực phẩm, dẫn đến tình trạng thực phẩm bị hư, ôi thiu.
4. Đặt nhiệt độ phù hợp cho từng sản phẩm
Mỗi nhóm thực phẩm đều được bảo quản ở nhiệt độ thích hợp, đối với rau củ thường được bảo quản bên trong ngăn mát tủ lạnh từ 1 - 4 độ C.
Trong khi với thực phẩm tươi sống như hải sản, thịt và cá có thể bảo quản ở nhiệt độ từ 1 - 3 độ C (nên sử dụng trong ngày, càng sớm càng tốt) hoặc ở ngăn đông -18 độ C (với thời gian sử dụng lâu hơn, từ 1 - 3 ngày).
5. Thường xuyên vệ sinh tủ lạnh
Môi trường ẩm trong tủ lạnh là nơi dễ tích tụ vi khuẩn, nấm mốc nếu bạn không vệ sinh tủ định kỳ 3-6 tháng/ lần.
Việc vệ sinh tủ lạnh sẽ giúp loại bỏ các loại khuẩn gây hại và giúp thực phẩm được bảo quản lâu hơn.
6. Bảo quản thực phẩm bằng cách đông lạnh
Đối với các loại thực phẩm như các loại hạt đậu,...bạn có thể cho thực phẩm vào túi zip và ép không khí bên trong túi ra ngoài (hoặc sử dụng hút chân không thì càng tốt). Sau đó, bạn đặt thực phẩm vào ngăn đông sẽ giúp thời gian sử dụng rất lâu đến tận 1 năm.
7. Sắp xếp hợp lý
Việc sắp xếp thực phẩm hợp lý cũng giúp bạn sử dụng thực phẩm đúng cách và giảm thiểu tình trạng vứt bỏ lãng phí. Hãy đặt thực phẩm mới vào phía bên trong tủ và những thực phẩm cũ trước đó đặt ở phía ngoài để tiện lấy ra sử dụng.
8. Chú ý khi bảo quản thực phẩm có mùi
Khi bảo quản các thực phẩm có mùi như dưa chua, mắm, củ kiệu bạn cần bảo quản và bọc kín thực phẩm trước khi cho vào tủ lạnh để tránh mùi thực phẩm bám hơi vào tủ, ảnh hưởng đến những thực phẩm khác.
9. Lựa chọn tủ lạnh có dung tích phù hợp với nhu cầu sử dụng
Tùy theo nhu cầu sử dụng của gia đình bạn, mà chúng ta sẽ cân nhắc dung tích, cũng như mẫu mã của tủ sao cho phù hợp để có thể bảo thực phẩm ở nhiệt độ phù hợp nhất.
Điều đặc biệt, bạn nên chèn ép và để quá nhiều thức ăn vào tủ, tránh trường hợp tủ bị quá tải, không đủ độ lạnh để bảo quản thực phẩm.
10. Không để thực phẩm quá lâu
Bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh là một trong những cách giúp bạn tiết kiệm thời gian chế biến, thời gian mua đồ và tránh lãng phí việc vứt bỏ thức ăn dư thừa trong ngày.
Tuy nhiên, không phải lúc nào việc bảo quản thực phẩm bên trong tủ lạnh cũng đều tốt. Chẳng hạn, nhiều nghiên cứu cho hay: việc bảo quản thịt, cá càng lâu bên trong tủ lạnh dễ làm giảm đi chất dinh dưỡng vốn có và thậm chí có thể sinh ra nhiều chất gây hại cho sức khỏe con người khi ăn phải.
Hơn nữa, quá trình cấp đông và rã đông cũng có thể làm thất thoát 1/3 lượng chất béo hòa tan có trong thịt.
Trung bình mỗi lần đông - rã có thể giảm đi 20% chất dinh dưỡng này. Do đó, tùy vào từng loại thực phẩm mà bạn cân nhắc việc bảo quản trong tủ lạnh, như thịt gà, lợn và vịt chỉ nên để khoảng 7 ngày; thịt bò và dê có thể được 10 ngày và các loại cá thì không nên để quá 2 ngày.
Hy vọng, những chia sẻ ở bài viết này, sẽ giúp gia đình bạn thêm cách bảo quản thực phẩm tốt hơn, để giữ thức ăn trong tủ lạnh sao cho an toàn mà vẫn giữ được đầy đủ chất dinh dưỡng.